2020-05-14

Bất Động Sản Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật Của Bất Động Sản

By yessirgk34

Hiện nay có rất nhiều ngành nghề, trong đó ngành nghề liên quan đến việc mua bán nhà cửa, đất đai thì đang rất phát triển, nhu cầu về lao động lớn và mang lại lợi ích cao đó là bất động sản. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bất động sản là gì? Bất động sản có những đặc điểm gì?

  1. Khái niệm

Theo như định nghĩa chính thống được trích từ cuốn Bách khoa toàn thư thì “Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật (ở một số nước như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di động,lều, nhà tạm thì không được xem là bất động sản.”

Chúng ta cần phân biệt được bất động sản và động sản. Bất động sản có tính năng chuyển nhượng được còn động sản thì không. Quyền sử dụng của người có bất động sản là mua bán, trao tặng, cầm cố,…

Theo như Việt Nam quy định trong Bộ luật Dân sự ban hành năm 2005, Điều 174 quy định như sau: “Bất động sản là các loại tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định.”

Do đó ta có thể thấy bất động sản là một khái niệm rộng lớn, có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở từng quốc gia khác nhau.

  • Phân loại bất động sản

Có thể chia bất động sản thành ba loại:

2.1 Bất động sản có đầu tư xây dựng: có ba loại chính

Bất động sản nhà đất (như là đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai): là nhóm cơ bản, có tính phức tạp cao, là loại được sử dụng phổ biến nhất trong các giao dịch trên thị trường của một nước và chịu ảnh hưởng từ yếu tố khách quan và chủ quan.

Bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại – dịch vụ (công xưởng, nhà kho, trung tâm dịch vụ,…)

Bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc,…(tòa nhà, cao ốc,…)

Bất động sản có đầu tư xây dựng ảnh hưởng lớn đế quá trình phát triển của đất nước, quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

2.2 Bất động sản không đầu tư xây dựng:

Đất trồng trọt, chăn nuôi, nương rẫy, đất làm ruộng, đất chưa sử dụng,…

2.3 Bất động sản đặc biệt:

Các di tích lịch sử, vườn quốc gia, đất nhà thờ tổ tiên, đất chùa, đình, miếu,…Nhóm này ít tham gia vào các giao dịch trên thị trường.

Việc phân chia bất động sản nhằm hỗ trợ cho công tác quản lí đối với thị trường bất động sản.

  • Đặc điểm của bất động sản

3.1 Tính riêng biệt và tính khan hiếm

Bất động sản mang tính chất này do sự hiếm hoi và đặc trưng của đất. Đất có tính khan hiếm bởi vì sự giới hạn về tài nguyên, đất không thể sinh ra nhưng dân số ngày càng nhiều, do đó nhu cầu về đất đai ngày càng lớn dẫn đến sự đắt đỏ, hiếm hoi. Do đất đai không thể di dời và khan hiếm nên dẫn tới bất động sản có tính riêng biệt.

Đặc điểm này được thể hiện rõ trong thực tế như hai bất động sản kế bên nhau nhưng không cái nào giống cái nào, công trình này sẽ có những cấu trúc khác hẳn với công trình kia. Vị trí của bất động sản này cũng khác với vị trí bất động sản kia.

Nhờ có tính cá biệt mà bất động sản tạo ra nhiều giá trị riêng và trở nên hấp dẫn đối với các khách hàng.

3.2 Tính bền vững

Tính bền vững của bất động sản thể hiện qua tuổi thọ của các công trình xây dựng. Gồm hai loại tuổi thọ: tuổi thọ kinh tế và tuổi thọ vật lí.

Tuổi thọ kinh tế ngắn hơn có tính dao động, gắn liền với điều kiện kinh tế thị trường. Tuổi thọ vật lí thì dài hơn, mang lại nhiều giá trị kinh tế, giá trị đó chỉ chấm dứt khi công trình bị đổ vỡ, hư hỏng.

Tính lâu bền thể hiện chức năng linh hoạt, đa dạng, có thể sử dụng cho nhiều mục đích, ở nhiều thời gian, cho nhiều đối tượng,…

3.3 Tính tác động qua lại lẫn nhau

Tính tác động qua lại lẫn nhau có nghĩa là khi giá trị của bất động sản này tăng lên thì giá trị của bất động sản liên quan cũng tăng lên và ngược lại. Các bất động sản có tính hỗ trợ hoặc ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ khi bất động sản đó nằm ở một vị trí có đường xá thuận lợi gần trung tâm thương mại, chợ, bến xe,…thì giá trị của bất động sản đó sẽ cao hơn.

Hiểu được bất động sản là gì và đặc điểm và các loại bất động sản, người kinh doanh bất động sản có thể tạo ra được nhiều giá trị khác nhau cho khách hàng, đồng thời phát triển hơn về nghề nghiệp cũng như tài chính. Liệu bạn có dám thử sức với công việc nhiều thách thức này?