2019-01-28

Những Câu Hỏi Thường Gặp Trong Đơn Xin Việc Trực Tuyến

By yessirgk34

Tùy thuộc vào mỗi vị trí mà đơn xin việc trực tuyến có nhiều mẫu và loại câu hỏi khác nhau. Nhà tuyển dụng thường thông qua đơn xin việc các vị trí làm bán thời gian, lần đầu tìm việc làm và ứng tuyển làm công nhân để chọn ra ứng viên họ muốn mời vào vòng phỏng vấn.

Với những công việc có tính chuyên môn cao hơn, đơn xin việc trực tuyến thường được yêu cầu nộp kèm với CV và đơn xin việc thông thường. Với đơn xin việc trực tuyến, nhà tuyển dụng sẽ có những thông tin cần thiết về ứng viên. Vì vậy, khi nộp đơn xin việc, dù bằng viết tay hay trực tuyến, hãy chắc chắn tất cả thông tin bạn cung cấp là sự thật. Khi các công ty sử dụng hệ thống theo dõi ứng viên, có nghĩa là một hệ thống tự động kiểm tra bạn đang hoạt động.

Khi bạn ứng tuyển trực tiếp, hãy mang theo danh sách thông tin của bạn dùng cho quá trình tìm việc làm. Như vậy bạn sẽ dễ dàng hoàn thành đơn xin việc hơn mà không cần phải cố nhớ lại từng thông tin một. Khi bạn ứng tuyển trực tuyến, hãy chuẩn bị sẵn một bản sao của CV và đơn xin việc để bạn có thể sao chép và dán trực tiếp thông tin vào mẫu đơn của nhà tuyển dụng.

         Danh sách câu hỏi trong đơn xin việc trực tuyến

Dưới đây là danh sách vài loại thông tin bạn có thể cần cung cấp, mặc dù không phải tất cả thông tin sẽ được yêu cầu trong mọi loại đơn xin việc.

· Họ tên, địa chỉ nhà, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử.

· Công việc mong muốn.

· Mức lương mong muốn.

· Những công việc trước đây, gồm chức vụ, nhiệm vụ, địa chỉ và thời gian làm việc.

· Lịch sử mức lương (gồm mức lương hiện tại và trước đây).

· Tên của các cấp trên cũ.

· Quyền liên lạc với cấp trên hiện tại của bạn.

· Lí do nghỉ những công việc trước.

· Nền tảng học vấn, gồm chuyên ngành, bằng cấp, trường, địa chỉ, thời gian nhập học và tốt nghiệp, điểm trung bình, giải thưởng.

· Hoạt động ngoại khóa.

· Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

· Hoạt động tình nguyện.

· Những kĩ năng cụ thể liên quan đến công việc.

· Bài viết trình bày vì sao bạn quan tâm hoặc có đủ năng lực cho công việc.

· Sở thích.

· Cách bạn biết đến công việc này.

· Người tham khảo (thường là ba người tham khảo với đầy đủ thông tin liên lạc).

· Bằng cấp/ chứng nhận.

· Thời gian và ngày có thể đi làm.

· Chứng nhận thông tin bạn vừa cung cấp là sự thật.

         Bí quyết tìm việc làm

Mang theo thông tin cần thiết hoặc soạn thảo sẵn sàng để nhập trực tuyến. Trong đó bao gồm thông tin cá nhân, chi tiết bạn đã trình bày trong CV và thông tin liên lạc cấp trên cũ của bạn.

Tuân theo hướng dẫn một cách chính xác. Hãy đọc kĩ toàn bộ mẫu đơn trước khi điền và sau đó cung cấp thông tin thật chính xác và rõ ràng. Hãy xem đơn xin việc như một cách phản ánh phong cách làm việc của bạn. Đừng bỏ trống bất kì mục nào (hãy viết “N/A” cho những phần không phù hợp) và đừng viết “hãy đọc trong CV” thay cho câu trả lời. Với đơn xin việc trực tuyến, hãy kiểm tra lỗi chính tả trước khi nộp.

Chỉnh câu trả lời cho phù hợp công việc. Hãy tránh viết một danh sách dài thừa thải. Hãy cung cấp chi tiết về những kĩ năng tích lũy và đã ứng dụng và thành quả đạt được thay vì một danh sách liệt kê những nhiệm vụ công việc. Để minh họa cho kinh nghiệm của mình, hãy trình bày công việc ở trường, hoạt động ngoại khóa và tình nguyện. Hãy cố gắng thiết kế đơn xin việc sao cho bạn trở nên nổi bật và chứng minh vì sao bạn không chỉ đủ điều kiện mà còn sẽ đóng góp đặc biệt cho công việc.

Liệt kê người tham khảo. Hãy cung cấp những người tham khảo trong lĩnh vực chuyên môn (nếu có). Nếu bạn không có lịch sử làm việc dài, thì hãy nêu người tham khảo cá nhân thay cho cấp trên cũ. Nếu bạn có một lịch sử tương đối dày, thì hãy chọn những người tham khảo có thể xác nhận kĩ năng và thành quả của bạn phù hợp với công việc.

Tránh yêu cầu mức lương cụ thể. Nhà tuyển dụng thường dùng câu hỏi này để lọc ứng viên, và nếu bạn không muốn bị loại trước khi kịp vào vòng phỏng vấn tìm việc làm, thì câu trả lời tốt nhất là “Có thể thương lượng”.