2019-01-31

Bí Quyết Trình Bày Lí Do Nghỉ Công Việc Trước Trong Đơn Xin Việc

By yessirgk34

Khi bạn viết đơn xin việc, nhà tuyển dụng thường hỏi lí do vì sao bạn nghỉ từng công việc trước đây. Tất nhiên là có đủ loại lí do, cả tốt lẫn xấu, để bạn nghỉ một công việc.

Đối với bất kì hồ sơ tìm việc làm nào, điều quan trọng là phải trả lời thành thật. Rất có thể nhà tuyển dụng tương lai sẽ gọi cho sếp cũ của bạn để xác nhận xem lí do bạn trình bày là sự thật hay không.

Bạn cũng muốn cung cấp lí do sao cho mang điểm cộng về mình. Vì vậy, nếu bạn nghỉ việc vì xem thường những công việc nhàm chán của mình hoặc vì ghét vị trí hoặc công ty đó, bạn có thể chỉnh lại lí do của mình thành “Tìm kiếm những thử thách mới”.

Bạn không cần phải nêu mọi công việc mình từng làm trong đơn xin việc. Hãy đọc hướng dẫn trong tin tuyển dụng cẩn thận và làm theo yêu cầu bạn cần cung cấp bao nhiêu kinh nghiệm làm việc.

Dưới đây là vài lời khuyên cách trình bày lí do nghỉ việc, cùng với bí quyết xử lí những tình huống khó khăn như bị đuổi việc hoặc cắt giảm nhân lực.

         Bí quyết trình bày lí do nghỉ những công việc trước trong đơn xin việc

Vài lí do thẳng thắn và dễ dàng được chấp nhận như:

· Thay đổi mục tiêu sự nghiệp.

· Chuyển đến vị trí với nhiều trọng trách hơn.

· Được một công ty khác đề nghị một vị trí mới.

· Ít cơ hội phát triển tại công ty cũ.

· Giảm nhân lực do sáp nhập doanh nghiệp.

· Giảm nhân lực do tái cơ cấu.

· Tìm việc làm có mức lương cao hơn.

· Nghỉ để đầu tư thời gian cho việc học tiếp.

· Tìm kiếm thử thách mới.

· Công việc cũ là làm bán thời gian, làm theo hợp đồng hoặc làm tạm thời.

· Trở lại trường theo chương trình học chính thức.

Trong những trường hợp khác, bạn có thể nêu lí do cụ thể và hợp lí như:

· Chăm sóc người nhà bị bệnh.

· Điều trị một căn bệnh nào đó và bây giờ bạn đã khỏe hẳn.

· Chuyển nhà để sống gần gia đình.

· Vợ hoặc chồng thuyên chuyển công tác đến thành phố khác.

· Ở nhà để chăm sóc con nhỏ.

         Hãy cố gắng viết thật tích cực

Bạn cũng nên tránh đề cập lí do sẽ phản ánh tiêu cực về sếp cũ của bạn. Có thể bạn nghỉ việc vì không có mối quan hệ tốt với quản lí hoặc đồng nghiệp, nhưng bạn nên nói rằng vì bạn muốn tìm thử thách mới, được đề nghị công việc có mức lương cao hơn hoặc vì công ty tái cơ cấu.

Nhà tuyển dụng tương lai thường có cái nhìn tiêu cực với nhân viên nói xấu sếp hoặc đồng nghiệp cũ, vì vậy hãy cố gắng nói theo hướng tích cực trong mọi tình huống.

         Những lí do nghỉ việc khó nói

Khi bạn nghỉ công việc cũ để tìm việc làm mới vì một lí do tích cực, thì sẽ rất dễ dàng trình bày trong đơn xin việc và buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, đôi khi, lí do của bạn lại khá phức tạp. Có thể bạn nghỉ việc vì bạn không hài lòng – sếp khó tính, công việc chẳng đi đến đâu hoặc bạn không chịu đựng nổi đồng nghiệp của mình. Có thể bạn bị đuổi việc vì thái độ của mình, bạn cãi vã với cấp trên hoặc bạn không đủ năng lực trong công việc.

Hãy lưu ý rằng khi nghỉ việc, thỉnh thoảng, bạn có thể đàm phán với sếp cũ về lí do thay đổi công việc có thể trình bày với sếp tương lai. Làm vậy có thể giúp bạn tránh những tình huống phức tạp kể trên. Và, thậm chí sau khi rời đi, bạn vẫn có thể thử liên lạc với quản lí cũ hoặc phòng nhân sự, và hỏi họ liệu có cách trình bày ôn hòa về lần nghỉ việc của bạn không.